Tiếp tục thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong tình hình mới

0
25



(QBĐT) – Chiều nay, 20/3, Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế (HNQT) tỉnh tổ chức cuộc họp để đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch hành động (KHHĐ) thực hiện HNQT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2023.

Đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị với sự tham gia của các đồng chí Phó trưởng Ban Chỉ đạo và thành viên.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnhTrần Thắng khẳng định, công tác HNQT giai đoạn 2019-2023 đã đạt nhiều kết quả tốt, song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đồng chí đề nghị đại biểu tập trung đánh giá kết quả cụ thể trong công tác HNQT, đặc biệt là HNQT trong lĩnh vực kinh tế. Về hoạt động của Ban Chỉ đạo, cần làm rõ những bất cập, tồn tại, vướng mắc, hạn chế, đề xuất các giải pháp để khắc phục. Trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện các phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong công tác HNQT của tỉnh năm 2024 và giai đoạn tiếp theo.

Báo cáo thực hiện KHHĐ thực hiện HNQT tỉnh giai đoạn 2019-2023 đã đánh giá toàn diện, cụ thể những thành tựu nổi bật, tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị. Theo đó, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, thông tin đầy đủ, kịp thời về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh, cơ hội và thách thức khi tham gia HNQT trong tình hình mới đến chính quyền, người dân trong tỉnh và bà con kiều bào.
Công tác xây dựng thể chế và nâng cao năng lực HNQT được chú trọng. UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo HNQT tỉnh do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các định hướng chiến lược, sách lược thực hiện công tác
HNQT.
Về HNQT trong lĩnh vực kinh tế, giai đoạn 2019-2023, tỉnh tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại với các địa phương, đối tác nước ngoài, như: Hợp tác với các địa phương của Lào, Cuba, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc; làm việc với các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp (DN) của Lào, Thái Lan, Philippines, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Séc, Tây Ban Nha, Hungari, Phần Lan, Hà Lan, Anh, Mỹ…; đẩy mạnh vận động thu hút nguồn vốn ODA từ các tổ chức tài chính quốc tế, như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Liên minh châu Âu (EU), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)…
Trong lĩnh vực ODA, tỉnh triển khai thực hiện 21 dự án, với tổng vốn 292,686 triệu USD (vốn ODA: 233,708 triệu USD; vốn đối ứng: 59,248 triệu USD). Về lĩnh vực FDI, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 27 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 1.122 triệu USD. Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu, quá cảnh trung bình của tỉnh hiện nay khoảng từ 1,5-2 tỷ USD/năm. Tỉnh đã hỗ trợ các DN đầu tư các dự án tại Lào; phối hợp hiệu quả với các nước trong khu vực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch…
Subscribe
Notify of

0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments